4 khám phá mới về cơ thể con người

20/02/2024 04:34

3-1654605760536367436868-98-0-1329-1969-

Ảnh minh họa.

Nói chung, con người có nhiều đặc điểm giống nhau. Nhưng nhìn kỹ thì mỗi người một vẻ, kể cả sự hấp dẫn lẫn nhược điểm, thậm chí còn tồn tại cả những đặc tính “siêu nhân” người khác không có.

Da con người có nhiều vệt vằn không thể nhìn thấy

Các sọc trên người được đặt theo tên của bác sĩ da liễu người Đức, Alfred Blaschko người đã phát hiện ra hiện tượng này. Năm 1901, Blaschko tình cờ nhận thấy các đường vân khác nhau trên da bệnh nhân mà ông chữa trị.

Các sọc hình chữ V kéo dài trên cột sống, còn ở ngực và cánh tay lại hình chữ U, còn chạy ngang qua thân là hình chữ S. Các đường vuông góc bổ sung đi lên và xuống cánh tay và chân, với các đường xoắn ốc ở trên đầu. Ngày nay các vệt này được gọi là Blaschko, chúng thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại có thể được nhìn thấy dưới ánh sáng cực tím.

Số lượng lông tóc trên cơ thể người ngang bằng loài tinh tinh

Con người có khoảng 5 triệu nang tóc, tương đương với loài tinh tinh nhưng lông của con người mượt hơn nên ít nhìn thấy so với các loài linh trưởng. Trong khi tinh tinh và các loài linh trưởng khác có "lông" ở khắp cơ thể thì con người lại chỉ "lông" ở đầu, nách, lông mày và râu (ở đàn ông) và bộ phận kín. Những điểm tương đồng về độ rậm lông giữa người và tinh tinh được cho là con người và tinh tinh có chung tổ tiên nhưng con đường tiến hóa lại khác nhau.

Không có lời giải thích chính xác nhưng các nhà khảo cổ học và nghiên cứu di truyền cho rằng sự thay đổi khí hậu hàng triệu năm trước đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể này.

Cơ thể người gồm một nửa là khuẩn, một nửa là người

Từ thập niên 70, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có nhiều tế bào vi khuẩn. Nhà vi sinh vật học Ruth Ley ở Viện Max Planck (Mỹ) phát hiện thấy cơ thể con người gồm một nửa khuẩn, nửa người. Nghiên cứu trong những năm 2010 đã xác định sự khác biệt này. Cụ thể, tỷ lệ giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người là 10:1 và sau hạ xuống theo tỷ lệ 1:1. Con số này thật đáng ngạc nhiên nhưng "không làm mất đi sự cộng sinh giữa con người và vi khuẩn".

Không phải tất cả phôi thai người đều "bắt đầu là nữ"

Trong nhiều thập kỷ, người ta tin rằng tất cả các phôi thai của động vật có vú, kể cả con người đều bắt đầu là nữ. Ý tưởng này xuất hiện dựa trên một nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm sắc thể nam (hoặc Y) không kích hoạt cho đến năm hoặc sáu tuần sau khi phôi thai phát triển và phôi thai chỉ "trở thành" nam giới khi nhiễm sắc thể Y được kích hoạt.

Theo các nhà nghiên cứu, một số nhiễm sắc thể của động vật có vú thực sự cần được "kích hoạt" để phát triển đặc điểm về giới. Quan điểm về sự phát triển của phôi thậm chí còn trở nên phức tạp hơn vào năm 2017 khi các nhà học giả phát hiện ra các protein chủ động loại bỏ vật chất di truyền của nam giới.

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Thay vì mặc định tất cả con người là "nữ", việc xác định giới tính và phân biệt giới tính của con người là hai phần riêng biệt của quá trình này. Một nghiên cứu mới năm 2020 đã xác định "cho đến tuần thứ sáu của cuộc sống phôi thai, không có sự khác biệt giới tính nào có thể quan sát được ở thai nhi". Mặt khác, việc xác định giới tính là kết quả từ "cấu tạo nhiễm sắc thể của nó khi thụ thai", liên quan đến nhiều thứ hơn là vật liệu di truyền đơn giản là X và Y.

  • Tham khảo thêm

    8 điều không ngờ ảnh hưởng tới ngoại hình, sức khỏe của trẻ

    avatar1654593837448-16545938378488118851
(Theo: http://phunuvietnam.vn/4-kham-pha-moi-ve-co-the-con-nguoi-20220607195405862.htm)