Truyền thông phương Tây quan tâm phiên tòa Johnny Depp hơn chiến sự Ukraine, Kiev lo mất nguồn viện trợ

13/01/2025 04:16

Kiev đang lo sợ rằng rằng xung đột Nga - Ukraine hiện nay đang trở thành chuyện tầm thường trong suy nghĩ của mọi người cả trong và ngoài nước.
13-06-2022 Chặn cảng biển, lấy ngũ cốc và phá kho chứa: Nguyên nhân khiến phương Tây tố cáo Nga dùng lương thực làm vũ khí
13-06-2022 Tương lai nào cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên của Ukraine mà Nga đang kiểm soát?
12-06-2022 Tổng thống Zelenskyy: Thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói nghiêm trọng
11-06-2022 Vì sao cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng chưa thể đẩy châu Âu vào suy thoái?
10-06-2022 Ukraine thừa nhận thiếu đạn dược và đang thất thế trên tiền tuyến

Theo The Guardian, cuộc xung đột Ukraine chuẩn bị bước sang tháng thứ 5. Kiev đang ngày càng đưa ra nhiều cảnh báo về việc sự chú ý của truyền thông dần hạn chế có thể làm mất đi ủng hộ từ phương Tây trong khi Moscow đang đạt được những thành công, chậm nhưng chắc trên chiến trường.

CBC cho biết tại thành phố Severodonetsk, trung tâm của xung đột trong những ngày vừa qua, phía Nga đã thành công trong việc phá hủy một cây cầu kết nối đô thị này với thành phố Lysychansk ở phía bên kia bờ sông.

crawl-20220613161157518.jpg?width=700

Một cây cầu của Severodonetsk bị phá hủy. (Ảnh: AFP/Getty Images).

Ông Serhii Haidai , Tỉnh trưởng Luhansk của Ukraine, cho biết tính đến ngày 12/6, lực lượng Ukraine và Nga vẫn giao tranh quyết liệt để giành từng tuyến phố. Nga đã chiếm gần như hoàn toàn thành phố, nhưng phía Ukraine vẫn kiểm soát được một nhà máy hóa chất cùng với hàng trăm người dân đang trú ẩn.

Ông Haidai cho biết, việc Nga phá hủy thêm cây cầu bắc qua sông Siverskyi Donets kết nối Severodonetsk với Lysychansk khiến chỉ còn duy nhất một cây cầu còn sót lại. Các lựa chọn để người dân sơ tán hoặc quân đội Ukraine rút lui đang ngày càng thu hẹp.

Severodonetsk là thành phố cuối cùng thuộc tỉnh Luhansk còn nằm trong tay Ukraine. Việc mất thành phố này sẽ giáng một đòn đau chiến lược vào Kiev. Chiến thắng sẽ giúp Nga tiến gần thêm tới mục tiêu đã được Tổng thống Vladimir Putin đặt ra.

Chiến tranh trở thành "chuyện thường"

Bà Leisa Vasylenko, một đại biểu Quốc hội Ukraine cho biết việc người phương Tây và cả Ukraine ngày một ít quan tâm tới xung đột đang trở thành mối nguy thật sự. 

Tần suất đưa tin của truyền thông quốc tế về xung đột đã liên tục giảm trong hai tháng vừa qua. Bà cho biết: “Khi các con số giảm hơn nữa, thì nguy cơ rất cao là sự ủng hộ của phương Tây cũng giảm theo”.

gg-trend-20220613162125976.png?width=700

Sự quan tâm đến vấn đề Ukraine ngày càng giảm trong những tháng vừa qua.

Khi xung đột kéo dài, Ukraine ngày càng trở nên phụ thuộc vào phương Tây cả về mặt vũ khí lẫn hỗ trợ nhân đạo. Kiev cũng sẽ cần tiền để tái thiết các thành phố và làng mạc bị phá hủy.

Sau nhiều tuần im lặng về vấn đề thương vong, Ukraine thừa nhận rằng trong tuần vừa qua, mỗi ngày có tới 150 binh sĩ tử trận và khoảng 800 người bị thương. Tức là, mỗi ngày có tới gần 1.000 binh sĩ Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Kiev cũng phải thừa nhận rằng đã gần như sử dụng hết các loại đạn pháo theo tiêu chuẩn Liên Xô và giờ đây dựa hòa toàn vào nguồn viện trợ của phương Tây,

Hai chỉ huy giấu tên nói với tờ The Observer rằng mặc dù Tổng thống Zelensky đã đạt nhiều thành công khi thu hút sự ủng hộ quốc tế, vấn đề quan liêu trong quân đội Ukraine vẫn không được giải quyết và nhiều trang thiết bị quan trọng vẫn đang thiếu hụt.

Hai chỉ huy này còn tự hỏi liệu các nhà lãnh đạo Ukraine đang thiếu sự khẩn trương hay không. “Sẽ tốt hơn nếu Kiev đang bị đe dọa”, một người cho rằng phía Ukraine đã giảm sự quan tâm sau khi Nga thất bại trong việc chiếm thủ đô.

Cố vấn văn phòng Tổng thống, ông Oleksiy Arestovych, cho biết sự quan tâm của truyền thông giảm là điều không thể tránh khỏi khi xung đột tiếp tục.

“Việc vụ kiện của Johnny Depp giành được nhiều 'like' và 'view' hơn xung đột Ukraine là điều không thể tránh khỏi. Mọi người đang trở nên mệt mỏi, nhưng chúng tôi không quan tâm. Phương Tây không cần đưa tin về Ukraine, chỉ cần đưa chúng tôi vũ khí”, ông nói.

Kiev cũng cảm thấy an lòng sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tuần trước. Ngay hôm sau, Tổng thống Zelensky cho biết chiến thắng này là một “tin tốt”.

“Điều mà người Ukraine lo sợ nhất là việc bỏ phiếu bất tín nhiệm dẫn đến thay đổi trong chính phủ Anh”, nữ nghị sĩ Vasylenko cho biết. “Bất cứ thay đổi nào của chính quyền sẽ khiến sự chú ý rời khỏi Ukraine”.

Đồng minh chậm trễ

crawl-20220613162547515.jpg?width=700

Mỹ đang có kế hoạch bán cho Ukraine máy bay không người lái cỡ lớn MQ-1C Gray Eagle. Tuy nhiên số lượng chỉ là 4 chiếc. (Ảnh: Reuters).

Chiến lược của Ukraine hiện nay dường như là cố gắng chiến đấu kiên cường và chịu tổn thất nặng nề nhằm làm chậm nỗ lực tấn công của Nga trong khi chờ đợi các vũ khí hiện đại từ phương Tây giúp lật ngược thế cờ.

Kiev cũng ngày càng trở nên khó chịu với việc Đức gửi vũ khí một cách chậm chạp và Pháp sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Arestovych chỉ ra rằng 6 tuần sau khi Quốc hội Đức đồng ý việc gửi vũ khí hạng nặng, Ukraine vẫn chưa nhận được gì. Lựu pháo dự kiến sẽ đến trong tháng này còn hệ thống phòng không Gepard là vào tháng 7.

Cố vấn Arestovych nói: “Nếu chúng tôi có tất cả vũ khí mà người Đức hứa hẹn, Ukraine đã đánh đuổi được Nga, Kherson sẽ được giải phóng”. Ông mô tả chính phủ của ông Olaf Scholz là “đáng hổ thẹn” và cáo buộc Thủ tướng Đức cố không làm tổn thương Nga quá mức.

Nữ nghị sĩ Vasylenko lo sợ rằng Nga có thể "làm hao mòn sự chú ý của quốc tế đối với Ukraine" nếu một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Dần dần, Moscow có thể "đẩy thế giới vào một kiểu thỏa thuận hòa bình" dẫn đến sự phân chia đất nước Ukraine.

(Theo: http://vietnambiz.vn/ukraine-lo-so-ung-ho-tu-phuong-tay-se-phai-mo-khi-truyen-thong-het-hung-thu-202261316134801.htm)